Phương Tây Hình tượng con bò trong văn hóa

Hy Lạp

Có nhiều hình ảnh của con bò trên các đồ trang sức, chạm khắc của văn hóa Hy Lạp, Ai Cập. Con bò là biểu tượng của sức mạnh, sự sung mãn ở người đàn ông và sức khỏe tốt. Người Hy Lạp xem con bò là linh vật trong tình yêu và khả năng sinh sản. Họ cho bò đeo dây chuyền hay vòng hoa và tin rằng điều đó sẽ tăng khả năng sinh dục của loài bò cũng như đem lại may mắn về sức khỏe và năng suất nông nghiệp của gia đình.[2] Biểu tượng của Legio X Fretensis là con bò, con vật linh thiêng của nữ thần Venus(tổ tiên thần thoại của gia tộc Julia), đồng thời biểu tượng của Legio V Macedonica cũng là một con bò đực. Trò chơi đấu bò, người ta không rõ nguồn gốc của trò này dù một mối liên hệ với nền văn hóa cổ Crete được cho là nguồn gốc sinh ra môn này.

Con bò vàng trong cung Kim Ngưu

Trong 12 cung Hoàng Đạo thì Kim Ngưu () là cung thứ hai, Cung Kim Ngưu được Sao Kim chiếu mệnh[3] cung này liên quan đến câu chuyện thần thoại về cô gái trẻ và thần Dớt. Một buổi chiều tuyệt đẹp, Europa, con gái một vị vua của Phoenicia đang chơi cùng các bạn (có thể là các chị) cạnh bờ sông thì một con trắng to lớn không biết từ đâu xuất hiện và tiến lại gần nàng. Kinh ngạc trước vẻ đẹp của chú bò, Europa quên hết cả cẩn trọng, liền ngồi lên lưng. Bất thình lình, chú bò đực nhảy ngang qua đất bằng và biển rộng với một sức mạnh khủng khiếp, bước đi trên sóng chẳng khác nào trên đất liền. Chú bò ấy, kì thực chính là Zeus, chúa tể của các vị thần biến thành. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là châu Âu ngày nay.

Trong thần thoại Hy Lạp cũng có nhiều câu chuyện liên quan đến bò như nhiều vị thần trong hình dáng bò, ZeusEuropa, Pasiphaë ăn nằm với bò và sinh ra Minotaur,... câu chuyện về Thần Zeus đem lòng yêu nữ thần sông Nin Ios, khi bị Hera phát hiện, Zeus đã biến Ios thành 1 con bò trắng. Biết con bò đó là Ios nên Hera xin con bò về và sai người khổng lồ Argos với các con mắt dày đặc trên người canh giữ Ios ngày đêm. Sau này để giải cứu Ios, Zeus đã sai Hermes giết Argos. Bò xuất hiện trong Mười hai kỳ công của Heracles, đó là nhiệm vụ chinh phục con bò mộng ở Crete. Nữ hoàng Pasiphae của đảo Crete, do sự trả thù của thần linh, đã bị cám dỗ và yêu một con bò. Con bò này do thần Poseidon sai đến. Được sự đồng ý của vua Minos, Heracles được công việc khuất phục con và đưa nó về Athens. Nhưng nó rất dữ, Heracles phải dùng cây giáo của con ác điểu Stymphalus để dọa con bò, vì quá sợ hãi nên con bò ngoan ngoãn đi theo Heracles.

Thần thoại Hy Lạp còn kể về Nhân Ngưu Minotaur là một quái vật nửa người nửa bò trong thần thoại Hy Lạp. Nó là con quái vật đáng sợ, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho toàn đảo Crete nên vua Minos ra lệnh cho Daedalus làm một mê cung để nhốt nó lại. Mỗi năm, ông đem 7 người con trai và 7 người con gái từ Athena vào cho Minotaur ăn thịt. Mọi chuyện bắt đầu khi Minos muốn làm vua xứ Crete nên ông cầu xin thần biển Poseidon. Poseidon đã cho ông một con bò trắng đẹp tuyệt trần để ông chứng tỏ lòng thành của mình. Nhưng mê mẩn trước vẻ đẹp của con bò, Minos đã đem một con bò giả để thế. Tức giận, thần Poseidon đã trừng phạt Minos bằng cách hóa phép cho hoàng hậu của Minos, Pasiphaë, yêu con bò đó.

Hoàng hậu đã ra lệnh kiến trúc sư Daedalus làm một con bò cái bằng gỗ cho bà chui vào để giao phối với con bò đó và kết quả là sự ra đời của Minotaur. Minotaur đã gieo rắc kinh hoàng cho toàn đảo Crete nên vua Minos ra lệnh cho Daedalus làm một mê cung để nhốt nó lại. Mỗi năm, ông đem 7 người con trai và 7 người con gái từ Athena vào cho Minotaur ăn thịt. Minotaur đã bị tiêu diệt bởi anh hùng Theseus sau khi chàng nghe việc làm tàn ác của vua Minos. Anh đã giết được Minotaur nhờ sự giúp đỡ của Ariadne, con gái vua Minos. Nhờ cuộn chỉ của cô đưa mà anh đã tìm đường thoát được khỏi mê cung.

Tranh vẽ về con bò đồng

Về sau này, ở Hy Lạp có hình tượng con bò bằng đồng hay con bò đồng là một phương pháp và công cụ tra tấn và hành hình ở thời Hy Lạp cổ đại, Perillos ở Athens (Perillos of Athens) là người phát minh và đề xuất nó lên Phalaris. Con bò được làm hoàn toàn bằng đồng, rỗng và có một cánh cửa ở một bên. Con bò có hình dạng và kích thước như của một con bò thật, và đã có một bộ máy âm thanh để chuyển đổi tiếng la hét thành âm thanh của một con bò. Bị án được nhốt trong con bò, và đốt lửa bên dưới, làm nóng kim loại cho đến khi người bên trong bị rang đến chết. con bò phải được thiết kế theo cách mà khói bốc ra thành đám mây, phần đầu con bò phải có một hệ thống ống phức tạp để tiếng la hét của tù nhân được chuyển đổi thành âm thanh giống như tiếng rống của một con bò tức điên lên.

Cũng theo truyền thuyết, khi mở cửa con bò thì xương cháy sém của nạn nhân "tỏa sáng như ngọc và được làm thành vòng đeo tay. Các học giả Kinh Thánh liên kết các thiết kế "con bò đồng" cho bức tượng của vị thần Carthage Baal Hammon (thường được xác định với Kinh Thánh Moloch) trong đó có lễ hiến tế trẻ con sống. Trẻ con sống được đặt trên bàn tay của tượng đầu bê bằng đồng của vị thần, và trượt xuống vào lò thiêu bằng đồng. Tiếng la hét của trẻ thường bị át đi bởi tiếng trống và nhảy múa, vì bàn thờ hiến tế không có hệ thống ống như "con bò đồng" đã có. Bộ phim Immortals (Chiến binh bất tử) năm 2011 có cảnh ba trinh nữ theo một lời sấm truyền bị tra tấn trong "con bò đồng".

Kinh Thánh

Trong Kinh Thánh có nhắc đến Bò đây là con vật rất gần gũi với người công giáo, cụ thể là trong hang đá ngày lễ giáng sinh hình tượng các con thú vật đứng nằm chung quang đứa bé Giêsu được dựng bày chung quanh luôn có một hai con Bò. Vì Giêsu giáng sinh làm người trong chuồng súc vật giữa cánh đồng Bethlehem, Trâu Bò cũng như con Cừu, con Lừa là nhân chứng cho việc sinh đẻ này. Sau này đi rao giảng Giêsu cũng nói đến hình ảnh con Bò: Thế ngày Sabát, ai trong các ngươi lại không cởi dây dắt Bò lừa rời máng cỏ đi uống nước. Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến hình con vật thứ hai giống như con Bò có cánh dương rộng ra đang đứng bên ngai Thiên Chúa ngày đêm hát ca tụng Người.[4]

Trong Kinh Cựu ước cũng kể về câu chuyện một vi Vua Ai Cập, một giấc mơ, Vua thấy mình đang đứng trên bờ sông Nin và từ sông Nin có bảy con bò cái đi lên, hình dáng đẹp đẽ và da thịt béo tốt chúng gặm cỏ trong đám sậy. Rồi sau những con ấy, có bảy con bò cái khác từ sông Nin đi lên, hình dáng xấu xí và da thịt gầy còm, chúng đứng bên cạnh những con bò kia, trên bờ sông Nin. Bảy con bò cái hình dáng xấu xí và da thịt gầy còm ăn thịt bảy con bò cái hình dáng đẹp đẽ và béo tốt. Vua ra lệnh mọi người phải giải thích về giấc mơ này. Giuse giải thích rằng: Bảy con bò cái tốt là bảy năm, bảy bông lúa tốt là bảy năm, Bảy con bò cái ốm nhom và xấu xí đi lên sau chúng là bảy năm, và bảy bông lúa còi và nám cháy vì gió đông là bảy năm đói kém.[5]

Một con bò trắng, bò trắng được thể hiện nhiều trong các tín ngưỡng

Xuất Hành chương 32, kể khi dân Do thái mới được Thiên Chúa cứu thoát khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập chưa được bao lâu, họ đã đúc con bò vàng và coi đó là Thiên Chúa của mình, tổ chức cúng bái thờ lạy nó, rồi mở hội vui chơi nhảy múa. Chính dân Israel không tuân giữ giới răn của Chúa. Họ đã gây áp lực với tư tế Aharon để làm con bò vàng thay thế Giavê Thiên Chúa, là Đấng đã giải thoát Israel ra khỏi Ai Cập.[6] (lưu ý đây chỉ là tội của dân, tội thờ ngẫu tượng chứ không phải văn hóa thờ bò vàng của dân Do thái. tội này đã bị mô sê khiến trách và sau đó họ đã bỏ nó)

Trong kinh Cựu Ước bò được nhắc đến trong kinh Cựu ước thông qua câu chuyện về Chúa gọi và chọn ông Áp-ra-ham để khởi đầu cho một dân riêng của Chúa. Ðể chứng minh lời hứa của mình về quyền sở hữu đất đại của ông Áp-ra-ham, Chúa đã truyền cho ông Ap-ra-ham tìm vật đính ước gồm một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một chim gáy, và một bồ câu non làm vật tế lễ để thiết lập giao ước, các con vật phải ở hạn ba tuổi là vì chúng đang trong thời kỳ tinh tuyền, không vết nhơ, và không bị uế tạp. Ông Áp-ra-ham đã làm theo lời chỉ dạy. Ông đặt tất cả lễ vật lên trên bàn thờ.

Trong Cựu ước cho rằng, Chúa đồng ý tha thứ lỗi lầm cho người có tội nếu họ mang tế vật, đặc biệt là con dê, đến trước bàn thờ Chúa để các vị tư tế sát tế nó. Máu chiên, bò, và dê đã trở thành biểu tượng và dấu ấn giữa Chúa và con người. Kinh Thánh cũng nói đến chuyện Chúa đã chê bài lễ vật: Ngần ấy lễ lược của các ngươi, đối với ta, nào có nghĩa lý gì? Lễ toàn thiêu chiên cừu, mỡ bê mập, Ta đã thấy ngấy. Máu bò, máu chiên dê ư, Ta đây chẳng có thèm đâu! (Is 1:11).

Bò của ngươi, ta nào có tha thiếtChiên của ngươi, chẳng lẽ ta ham hố!Vì thú rừng là của ta hết thảy,Cả ngàn muôn loài vật và núi đồiMọi thứ chim trời, ta đều nắm rất rõ,Động vật nơi hoang dã chính thuộc về ta.Ta mà đói, ta đâu cần nói cho các ngươi hay,Vì trái đất với mọi loài, chính ta làm chủ.Thịt bò há là thức ăn của ta ăn ư?Máu chiên há là đồ để ta uống à?

Trong kinh Tân Ước con số tám ngày liên quan đến chuyện con dê trong Cựu ước. Chúa đã nói với Mô-sê rằng , chiên, hay dê, sau khi sinh, sẽ ở với mẹ nó bảy ngày, từ ngày thứ tám trở đi, nó sẽ được đoái nhận làm lễ tiến, làm lễ hỏa tế dâng Chúa (Lv 22:27). Ma-ri-a và tGiu-se đã không tiến dâng một con dê hay con cừu, nhưng đã tiến dâng một đôi chim bồ câu non thể theo luật truyền dạy. Giao Ước cũ trong Cựu ước là máu của chiên, bò, và dê. Giao Ước mới trong Tân ước thì không dùng máu súc vật nữa.

Bắc Âu

Trong thần thoại Bắc Âu, có kể về sự ra đời của thế giới và con người gắn liền với loài bò. Ban đầu thế giới chỉ có gồm vùng đất băng giá Niflheim và vùng đất rực lửa Muspelheim. Giữa hai vùng đất này là Ginnungagap - khoảng trống nơi không có gì sinh sống. Ở Ginnungagap, lửa của Muspelheim đã làm băng của Niflheim thành người khổng lồ đầu tiên Ymir và con bò khổng lồ Auðumbla. Ymir sống nhờ sữa của con bò này. Con bò Audumbla liếm băng tạo thành vị thần đầu tiên Búri cha của Borr, và Borr là cha của ba Aesir đầu tiên: Odin, ViliVe.

Châu Âu

Một con bò đấu

Ở Tây Ban Nha có truyền thống những trận đấu bò và đội bóng Tây Ban Nha được biệt danh là xứ sở chú bò tót. Hình ảnh con bò Hà Lan cho nhiều sữa tươi để làm thành nhiều món thực phẩm trên khắp thế giới đã trở thành một linh vật không chính thức của đất nước Hà Lan. Con bò cười (tiếng Pháp: La Vache qui rit) là một thương hiệu sản phẩm pho mát của hãng sản xuất pho mát Groupe Bel của Pháp, cũng là tên của sản phẩm phổ biến nhất của hãng này. Một loại bánh mì trứ danh có tên gọi là bánh sừng bò với tên bánh thủa ban đầu là Kipfel (trăng lưỡi liềm) biến thành Croissant (bánh sừng bò), việc người ta biết đến cái tên bánh sừng bò phổ biến hơn là do hình dạng của nó giống như cặp sừng bò.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình tượng con bò trong văn hóa http://baotanglichsuvn.com/bo-than-nandin-limoaw-k... http://www.investopedia.com/terms/b/bullmarket.asp http://www.nguontin24.com/Tin-tuc-xa-hoi/Bo-dua-tu... http://oxforddictionaries.com/definition/Taurus#m_... http://vietcatholic.com/News/Html/63536.htm:: http://www.nps.gov/history/history/online_books/ye... http://dulich.vnexpress.net/tin-tuc/cong-dong/dau-... http://ione.vnexpress.net/tin-tuc/nhip-song/nhung-... http://faostat.fao.org/site/573/DesktopDefault.asp... http://www.votenader.org/blog/2008/10/18/buffalo-t...